Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Mỹ sẽ ép Trung Quốc tới cùng ở Biển Đông?
Trung Quốc lên giọng thách thức tuyên bố sẽ xây dựng bất kỳ thứ gì họ muốn trên những quần đảo ở Biển Đông. Đáp lại, Mỹ cứng rắn tuyên bố sẽ ép tới cùng để buộc nước này phải tự nguyện dừng các hành động gây căng thẳng ở Biển Đông.

 



 Ảnh minh hoạ

 

Trung Quốc thách thức trước thềm hội nghị ASEAN

 

Trung Quốc có thể xây dựng bất kỳ thứ gì mà nước này muốn ở trên các quần đảo của Biển Đông. Đây là lời đáp trả mà một quan chức cấp cao của Trung Quốc đưa ra trước thêm một cuộc họp quan trọng của ASEAN trong đó có nội dung bàn về đề xuất ngừng bất kỳ các hoạt động nào có thể làm leo thang căng thẳng ở vùng biển tranh chấp.

 

Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á tuần này sẽ tiến hành các cuộc đối thoại an ninh ở Myanmar với các đối tác, trong đó có đại diện đến từ các nước như Mỹ và Trung Quốc. Tình trạng leo thang căng thẳng trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông có thể sẽ là một trong những nội dung trọng tâm của các cuộc thảo luận.

 

Trước đó, hồi tuần trước, Ngoại trưởng Philippines đã tiết lộ, trong cuộc họp Diễn đàn Khu vực ASEAN sắp tới, Manila sẽ đề xuất biện pháp chấm dứt bất kỳ hành động nào gây căng thẳng ở các vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông trong kế hoạch 3 phần của nước này..

 

Mỹ - một đồng minh thân thiết của Philippines, cũng đã kêu gọi tất cả các bên ngừng các hoạt động ở những khu vực lãnh hải tranh chấp nhằm làm dịu căng thẳng.

 

Manila cáo buộc Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng trên ít nhất 3 bãi cạn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Ông Yi Xianliang – Vụ phó Vụ Các Vấn đề Đại dương và Biển của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã tuyên bố trước các phóng viên rằng, Trung Quốc có “tất cả các quyền để xây dựng trên những quần đảo, hòn đảo như một cách để nâng cao các điều kiện sống cơ bản ở đó”.

 

Ông Yi còn trắng trợn và ngang ngược tuyên bố, "quần đảo Trường Sa là phần lãnh thổ của Trung Quốc và việc Trung Quốc làm gì hay không làm gì với nó phụ thuộc vào quyết định của Trung Quốc. Không ai có thể thay đổi lập trường của chính phủ Trung Quốc”.

 

Quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Ttừ nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế mà không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào.

 

Trong thời kỳ Pháp thuộc (từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20), Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối yêu sách của các nước khác đối với hai quần đảo này.

 

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được thừa nhận tại Hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951 – Hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của 51 quốc gia. Tại Hội nghị này, Trưởng Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào từ 50 quốc gia tham dự còn lại. Mặt khác, đề xuất của đoàn Liên Xô trao chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc đã bị đa số đại biểu trong Hội nghị phản đối với tỷ lệ số phiếu là 46 phiếu chống.

 

Hiệp định Geneva năm 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Theo Hiệp định, Pháp sẽ rút khỏi lãnh thổ của Việt Nam theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam và trong thời hạn thỏa thuận giữa các bên. Phù hợp với Hiệp định Geneva, sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Geneva 1954 biết rất rõ điều này và Trung Quốc có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó.

 

Mỹ sẽ ép Trung Quốc tới cùng?

 

Bất chấp sự phản kháng mạnh mẽ của Trung Quốc trước đề xuất của Philippines, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tuyên bố đầy cứng rắn tại cuộc họp của các quốc gia Đông Nam Á rằng, Washington sẽ ép đến cùng để các nước phải tự nguyện chấm dứt các hành động làm nghiêm trọng thêm tình hình ở Biển Đông.

 

Ông Daniel Russel – nhà ngoại giao cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, cho biết trước chuyến đi của Ngoại trưởng Kerry đến tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) rằng, lời kêu gọi trên không có gì mới cũng chẳng có gì lạ mà chỉ nằm trong “lẽ thường”.

 

Một trong những ưu tiên của Ngoại trưởng Kerry trong chuyến đi đến Đông Nam Á lần này là tìm cách làm dịu căng thẳng ở Biển Đông – nơi khoảng 5 nghìn tỉ USD giao dịch thương mại qua đường biển đi qua hàng năm và cũng là nơi đang chứng kiến cuộc tranh chấp quyết liệt giữa Trung Quốc với 4 nước láng giềng Đông Nam Á.

 

"Nền kinh tế khu vực quá quan trọng và quá mong manh vì thế các nước không được sử dụng lời đe doạ sử dụng sức mạnh quân sự hay bán quân sự để trả đũa nhau cũng như để doạ dẫm, ép buộc nhau”, ông Russel đã nói như vậy.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc ép tân Tổng thống Indonesia nhượng bộ ở Biển Đông? (06-08-2014)
    Obama: Không thể dọa suông Trung Quốc! (05-08-2014)
    "Cuộc phiêu lưu 981 của Bắc Kinh đã trở thành thảm họa với Trung Quốc" (05-08-2014)
    Tổng thống Obama: Cần cứng rắn nếu không Trung Quốc sẽ lấn tới (04-08-2014)
    EU, Mỹ trừng phạt Nga: Ai bị tổn thương nhiều hơn? (31-07-2014)
    Biển Đông và lý lẽ của kẻ gây hấn (31-07-2014)
    Giao tranh ác liệt ở Gaza, Ukraine, Lybia, Iraq (28-07-2014)
    Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật ngay sát Việt Nam (27-07-2014)
    Xung đột Israel-Hamas: Tại sao khó đạt một lệnh ngừng bắn? (21-07-2014)
    Carl Thayer: Phải chuẩn bị cho những diễn biến tương lai (17-07-2014)
    Chiến thuật mới của Mỹ ở Biển Đông (16-07-2014)
    New York Times viết về sự bạo tàn của Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979 (14-07-2014)
    TT Ấn Độ sẽ trút bực tức TQ khi gặp ông Tập Cận Bình vào thứ Ba? (13-07-2014)
    Nhật sẽ bảo vệ châu Á trước Trung Quốc? (13-07-2014)
    Nhật sẽ đánh TQ nếu tàu Mỹ bị tấn công trên biển (12-07-2014)
    Quan chức Trung Quốc bất lịch sự từ lúc nào? (12-07-2014)
    Tranh cãi bầu cử tại Afghanistan (11-07-2014)
    Báo Hồng Kông vạch trần sự phi lý của Trung Quốc (08-07-2014)
    Trung Quốc đã “tẩy não” người dân về Biển Đông ra sao? (08-07-2014)
    Trung Quốc thú nhận hành vi sai trái trên Biển Đông (05-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153036022.